Vậy đâu là những “cái khiên” có thể chống đỡ và hỗ trợ doanh nghiệp?
Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm mạnh trong quý I của năm 2020. Đặc biệt, “ông trùm” ngành tài chính Bloomberg còn dự báo rằng ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lên nền kinh tế toàn cầu có thể lớn gấp 3-4 lần so với đại dịch SARS, với mức tổn thất lên tới 160 tỷ USD.
Rõ ràng rằng, những ảnh hưởng tiêu cực mà dịch bệnh mang lại cho nền kinh tế các doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bóng ma Covid cũng đã và đang thúc đẩy sự thay đổi, chuyển dịch trong cách làm việc của những doanh nghiệp thích nghi nhanh. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang mang đến những “tấm khiên” chống đỡ tích cực và hiệu quả chưa từng có.
Vậy, đâu là những “tấm khiên” thời thế tạo anh hùng đối với các doanh nghiệp 4.0?
Giãn cách xã hội vừa là “khúc mắc”, nhưng cũng đồng thời mang đến cho doanh nghiệp những khoản tiết kiệm đáng kể. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng tối đa các khoản chi phí cắt giảm này, chẳng hạn như:
Một khi các doanh nghiệp nhận ra rằng có thể tồn tại với rất ít tương tác trực tiếp, chi phí đi lại sẽ được hạn chế, dẫn tới một nguồn “tiết kiệm” khá đáng kể. Đồng thời, việc sử dụng tự động hoá sẽ được đẩy nhanh để giữ vững nguồn lực lao động và khối lượng công việc.
Một khi giãn cách xã hội, các khoản chi phí liên quan đến việc tổ chức văn phòng, mua – thuê bất động sản được giảm dần. Những động thái hướng tới giảm chi phí bất động sản đã được cố gắng tiến hàng từ trước đây, nhưng có lẽ chính nhờ Virus mà công tác này đang dần được đẩy nhanh, dẫn đầu và trở thành xu hướng cho thị trường.
Ít người hơn, ít gặp gỡ trực diện, đồng nghĩa với các hoạt động nhân sự cũng như công tác giám sát nguồn nhân lực sẽ được giảm bớt. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí mà còn giúp đội ngũ nhân sự có nhiều thời gian hơn để đề xuất và thực thi các nhiệm vụ khác.
Tất nhiên, việc tiết kiệm chi phí không thể trở thành định hướng chính để duy trì doanh nghiệp. Thế nhưng về lâu dài, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp tục phát huy và nhận được sự tồn tại của nguồn lợi nhuận này trong tiến trình hoạt động của mình.
Chính sách giãn cách xã hội được thực thi cực kỳ sớm với tính chất triệt để tại Việt Nam thời gian đầu dịch Covid đã tạo tiền đề phát triển những phần mềm công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nằm trong TOP thích ứng nhanh đã kịp thời cập nhật và tiếp cận với những ứng dụng để duy trì hoạt động doanh nghiệp mình.
Nền tảng điện toán đám mây không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp, thế nhưng nay càng được ưa chuộng bởi ứng dụng trong công tác quản lý bảo trì. Việc điều hành, quản lý và đảm bảo toàn bộ máy móc thiết bị doanh nghiệp hoạt động trơn tru, đúng năng suất và ngăn ngừa hỏng hóc được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thế nhưng với ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội, làm sao để đội ngũ kỹ thuật không cần phải gặp mặt, họp bàn và bảo dưỡng máy móc mà vẫn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình?
Đó là lý do một phần mềm quản lý bảo trì tiên phong trên nền tảng Cloud SpeedMaint ra đời.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể quản lý, kiểm tra tình trạng máy móc, xử lý các đơn yêu cầu cũng như thảo luận kế hoạch bảo trì ngay trên nền tảng trực tuyến, không cần gặp mặt, không cần đến tận nơi kiểm tra. Công việc doanh nghiệp vẫn diễn ra trơn tru và hiệu quả giữa mùa dịch bởi ứng dụng công nghệ phần mềm.
Khi sức khoẻ được đặt lên hàng đầu, doanh nghiệp cần tiến tới những giải pháp quản lý số hoá. Cũng từ đó mà những phần mềm quản trị trực tuyến được phát triển và ứng dụng rộng rãi. Từ phần mềm chấm công di động nhận diện khuôn mặt cho đến các phần mềm yêu cầu, đề xuất phê duyệt điện tử. Từ các phần mềm số hoá quy trình, bản đồ công việc cho đến những công nghệ nền tảng All-in-one cho phép quản lý, lên kế hoạch và giám sát dự án trực tuyến.
Rõ ràng, Covid-19 là một bước đà để các doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng hơn với công nghệ và tiến thẳng đến hành trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Và những phần mềm công nghệ trở thành “tấm khiên” vừa chống đỡ đại dịch, vừa tạo đà để doanh nghiệp vươn xa.
Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp SARS cách đây 17 năm là một nỗi kinh hoàng không chỉ đối với sức khoẻ nhân loại mà còn là cuộc suy thoái kinh tế chưa từng có, gây thiệt hại tới 40 tỷ đô trên toàn thế giới.
Thế nhưng, đây cũng là khoảng thời gian chứng kiến những sự chuyển mình đầy ngoạn mục của những doanh nghiệp tài ba, biết thích ứng và tự thay đổi. Kinh Đông, lúc bấy giờ chỉ có 12 trung tâm mua sắm tại Trung Quốc do Lưu Cường Đông xây dựng, hoàn toàn không có doanh số vì đại dịch. Ngay lập tức thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, ông chuyển sang hình thức kinh doanh bán hàng trên nhóm QQ và BBS, đồng thời nghiên cứu và cho ra mắt trung tâm mua sắm mạng – Ngày nay trở thành một Đế chế bán lẻ trực tuyến JD chỉ đứng sau Alibaba (chủ sở hữu TMall và Taobao).
Quay về thời điểm hiện tại, đại dịch Covid-19 cũng khiến nhiều doanh nghiệp lao đao và xuống dốc. Thế nhưng “thời thế tạo anh hùng”, nếu biết thay đổi và thích ứng, biết đâu chúng ta sẽ có những “gã khổng lồ” mới, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng công nghệ thay đổi từng phút cuộc sống của chúng ta.
Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…
Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…
Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…
Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…
Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…
Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…
This website uses cookies.
View Comments
Phải thích ứng với công nghệ thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và sống sót