Kế hoạch trong quản lý tài sản xác định các hoạt động sẽ được thực hiện và các nguồn lực sẽ được áp dụng để đáp ứng các mục tiêu quản lý tài sản và đóng góp vào tiến trình phát triển của tổ chức. Kế hoạch này cung cấp định hướng và các kỳ vọng đối với và tài sản cá nhân hoặc cho một danh mục đầu tư, nhóm hoặc loại tài sản.
Các kế hoạch về quản lý tài sản phải được phát triển theo các khoảng thời gian thích hợp cho tổ chức. Các khoảng thời gian phải đáp ứng nhu cầu của tổ chức và tính toán hợp lý đến thời gian chịu trách nhiệm của tổ chức và tuổi thọ của tài sản.
Mẫu kế hoạch quản lý trang thiết bị trong tổ chức, doanh nghiệp sẽ giúp bạn xác định các hoạt động, nguồn lực và lịch trình cụ thể cần thiết cho một tài sản riêng lẻ hoặc một nhóm tài sản để đạt được các mục tiêu quản lý tài sản doanh nghiệp. Mức độ tối ứu của kế hoạch quản lý và mức độ phức tạp của hệ thống quản lý tài sản có thể ảnh hưởng đến phần nào của kế hoạch được ưu tiên hơn các phần khác.
Dưới đây là những mục quan trọng bạn cần quan tâm và thực hiện một kế hoạch quản lý trang thiết bị theo đúng chuẩn:
Phần tổng quan xác định các nội dung trong kế hoạch, cách hiệu suất của các nội dung kết nối với các mục tiêu của tổ chức, các bên liên quan và kết nối với các kế hoạch hoặc tiêu chuẩn khác. Vì thế, bạn nên thực hiện một bản tóm tắt ngắn gọn về các tài sản được bảo hiểm trong doanh nghiệp mình từ đó sẽ xây dựng được phân hệ quản lý tài sản hợp lý
Một khía cạnh quan trọng của việc lập kế hoạch quản lý tài sản là phù hợp với mức độ dịch vụ mà tài sản cung cấp với mong đợi của khách hàng. Nó cung cấp sự cân bằng giữa chi phí và mục tiêu yêu cầu bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị sau này.
Các mức độ cụ thể của dịch vụ bao gồm chi phí, hiệu quả, chất lượng, số lượng, độ tin cậy, an toàn và khả năng đáp ứng. Phần mức độ dịch vụ có thể bao gồm mô tả về cách các mục tiêu của tổ chức và các yêu cầu quy định tác động đến mức độ dịch vụ.
Nhu cầu trong tương lai cung cấp thông tin chi tiết về tăng trưởng dự báo và sử dụng tài sản. Phần này cũng mô tả các yếu tố thúc đẩy nhu cầu, sự thay đổi nhu cầu có thể ảnh hưởng như thế nào đến tài sản, lập kế hoạch bảo trì dự phòng và lập kế hoạch đầu tư cần thiết để đáp ứng dự báo nhu cầu.
Phần này cần tóm tắt cách tài sản sẽ được quản lý và vận hành ở mức tối ưu hóa tổng chi phí sở hữu ở mức rủi ro thích hợp. Phần này bao gồm các phần phụ sau:
Phần này nên bao gồm và tóm tắt tất cả các yêu cầu tài chính phát sinh từ các hoạt động trong các phần trước. Bản báo cáo tài chính thể hiện mối liên kết quan trọng với các bộ phận khác của tổ chức và thiết lập giá trị của việc quản lý thiết bị doanh nghiệp.
Mục tiêu của bản báo cáo là để dự báo về dòng tiền trong một đến năm năm và cung cấp các chi tiết cần thiết về cách xử lý các khoản chi tiêu để xác định chiến lược và thời gian tài trợ tối ưu trong quản lý máy móc thiết bị.
Phần này cần tóm tắt các thực tiễn quản lý tài sản hiện tại và tương lai và cung cấp chi tiết về việc lập kế hoạch và giám sát các kế hoạch về quản lý tài sản EAM và bất kỳ cải tiến nào đối với hệ thống quản lý tài sản. Nó sẽ cung cấp một liên kết được chứng minh trở lại những thiếu sót được ghi nhận trong việc xây dựng các phần khác của kế hoạch quản lý trang thiết bị.
Từ một kế hoạch hoàn hảo, doanh nghiệp có thể tạo nên quy trình quản lý tài sản tốt nhất, đem lại lợi ích vượt trội. Chính vì thế việc nắm vững những hạng mục trong kế hoạch quản lý như trên là vô cùng quan trọng. Để được hỗ trợ tốt hơn, bạn có thể tham khảo sử dụng phần mềm quản lý vật tư thiết bị hữu ích hiện nay nhé
Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…
Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…
Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…
Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…
Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…
Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…
This website uses cookies.