Tài Nguyên

7 Lý Do Doanh Nghiệp Cần Chuyển Đổi “Triển Khai CLOUD” Trong Năm 2021

Thực tiễn cho thấy, mô hình dữ liệu truyền thống đang bộc lộ nhiều hạn chế đặc biệt trong vấn đề chi phí, đảm bảo an toàn dữ liệu và tính linh hoạt trong quá trình chia sẻ, trao đổi dữ liệu giữa các thành viên trong doanh nghiệp.

Những hạn chế đó sẽ không còn xảy ra trong năm 2021. Bởi công nghệ CLOUD sẽ được đẩy mạnh hơn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, kiểm soát hàng tồn kho, quản lý công tác bảo trì máy móc thiết bị,…

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn mơ hồ về công nghệ CLOUD và lợi ích của việc cài đặt CLOUD cho hệ thống dữ liệu. 

Đừng lo lắng, dưới đây là 8 lý do chính khiến việc chuyển đổi sang cài đặt CLOUD trở thành xu thế tất yếu năm 2021.

1. Cài đặt CLOUD giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí

Việc thiết lập và vận hành một trung tâm lưu trữ dữ liệu rất tốn kém như: chi phí mua sắm thiết bị quản lý dữ liệu, chi phí bảo trì thiết bị, chi phí nhân công kỹ thuật, chi phí quản lý trung tâm,…

Cài đặt CLOUD giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí

Nếu chỉ với công tác quản lý dữ liệu doanh nghiệp đã phát sinh hàng loạt chi phí như vậy thì hoạt động vận hành toàn doanh nghiệp sẽ trở nên tốn kém như thế nào?

Trong khi đó, khi doanh nghiệp chuyển sang cài đặt Cloud – dữ liệu điện toán đám mây, doanh nghiệp sẽ chỉ cần trả một khoản tiền duy nhất cho nhà cung cấp để sở hữu hệ thống lưu trữ Cloud.

Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ cài đặt Cloud tính phí dịch vụ dựa trên: tính năng, dung lượng lưu trữ, số lượng người dùng, thời gian sử dụng và không gian bộ nhớ. Do đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp với ngân sách và tiết kiệm chi phí đối với các loại dịch vụ không cần thiết. 

Trên thực tế, công tác quản lý dữ liệu bảo trì và phân phối sản phẩm trong doanh nghiệp thường khó kiểm soát. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã tích hợp Cloud với các phần mềm SaaS để nâng cao khả năng quản lý bảo trì trong doanh nghiệp.

>>> Xem thêm bài viết: Top 7 Trending Giải pháp Quản lý công việc bảo trì 2021

2. Tính linh hoạt được cải thiện mạnh mẽ

Một trong những lợi ích chính của việc cài đặt Cloud chính là tính di động. Dịch vụ mang lại cho nhà quản trị, nhân viên, đội ngũ kỹ thuật sự linh hoạt để làm việc ở bất kỳ vị trí nào chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh, máy tính.

Không giống như hình thức lưu trữ cố định trên máy tính như trước, hệ thống Cloud cho phép toàn bộ nhân sự công ty có thể dễ dàng truy cập, chia sẻ và làm việc trên các trường tùy chỉnh mà nhà quản trị mong muốn. Bên cạnh đó, nhân viên có thể hoàn thành nhiệm vụ tại nhà hoặc tại hiện trường, doanh nghiệp cũng có thể giảm số lượng máy trạm trong văn phòng và cho phép một số nhân viên làm việc tại nhà để tiết kiệm chi phí đặc biệt trong mùa dịch năm 2020.

Hiện nay, các phiên bản nâng cấp Cloud ngày càng được hoàn thiện. Dịch vụ điện toán đám mây chia thành ba danh mục chính bao gồm Nền tảng dịch vụ (PaaS), Cơ sở hạ tầng dịch vụ (IaaS) và Phần mềm dịch vụ (SaaS). 

Do đó, các doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn dịch vụ cần thiết để cải tiến hiệu suất làm việc của đội ngũ kinh doanh, sản xuất, đội ngũ bảo trì,…trong công ty.

3. Không gian lưu trữ mở rộng – xóa bỏ giới hạn máy chủ

Trên thực tế, dữ liệu cần lưu trữ trong doanh nghiệp ngày càng tăng lên theo thời gian. Để lưu trữ số lượng lớn dữ liệu một cách khoa học là thách thức vô cùng lớn đối với các nhà quản trị. Đối với các hình thức quản lý dữ liệu truyền thống, cách tốt nhất để mở rộng dung lượng lưu trữ là mua và giữ thêm máy chủ, mua thêm bộ nhớ máy và giấy phép.

Hệ thống CLoud giúp mở rộng không gian lưu trữ – xóa bỏ giới hạn máy chủ

Tuy nhiên, bằng hệ thống cài đặt Cloud có thể dễ dàng mở rộng không gian lưu trữ bằng việc mua thêm dung lượng lưu trữ từ nhà cung cấp mà không cần loại bỏ bất cứ dữ liệu cũ nào. Nhà cung cấp sẽ có trách nhiệm nâng cấp gói lưu trữ của doanh nghiệp. Thời gian tiến hành nâng cấp diễn ra trong thời gian rất ngắn không làm ảnh hưởng đến quy trình làm việc của doanh nghiệp.

4. Không cần kế hoạch lưu trữ dự phòng

Hệ thống lưu trữ máy tính truyền thống yêu cầu dữ liệu cần được sao lưu thường xuyên. Việc này được thực hiện để di chuyển, chia sẻ dữ liệu từ các máy tính với nhau. Tuy nhiên, một rủi ro lớn từ hoạt động này là tình trạng mất dữ liệu vĩnh viễn nếu không có bộ nhớ lưu trữ dự phòng.

Đối với hệ thống dữ liệu đám mây Cloud, dữ liệu sẽ luôn khả dụng khi người dùng có kết nối internet. Bên cạnh đó việc chia sẻ dữ liệu cũng trở nên hết sức đơn giản mà không cần thực hiện công việc sao lưu, di chuyển dữ liệu một cách phức tạp, tốn thời gian.

5. Bảo mật 100% an toàn dữ liệu

Bảo mật dữ liệu được coi là vấn đề quan trọng nhất trong công tác quản lý và sử dụng dữ liệu. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều chuyển sang cài đặt Cloud cho hệ thống bảo mật của mình để đảm bảo dữ liệu của công ty không rò rỉ ra ngoài đặc biệt đến tay đối thủ cạnh tranh.

Trong khi đó, việc quản lý dữ liệu bằng máy tính có thể dễ dàng bị xâm phạm bởi hacker, tin tặc. Nếu doanh nghiệp có dữ liệu trên đám mây, doanh nghiệp có thể xóa bất kỳ thông tin bí mật nào từ xa hoặc chuyển nó sang một tài khoản bảo mật khác.

Trên thực tế, 85% doanh nghiệp đã cài đặt Cloud điện toán đám mây đều phản hồi rằng: hệ thống thông tin của họ đang được bảo vệ an toàn nhờ hệ thống Cloud. Do đó, cài đặt Cloud – hệ thống lưu trữ đám mây sẽ đảm bảo an toàn thông tin triệt để cho doanh nghiệp và trở thành sự lựa chọn hàng đầu năm 2021.

6. Cải thiện sự kết nối trong đội ngũ doanh nghiệp

Các chủ doanh nghiệp luôn tìm cách để thúc đẩy hiệu suất làm việc của cá nhân và đội nhóm. 

Điện toán đám mây là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên. Tại sao vậy?

Các thành viên tại các bộ phận có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu và cộng tác để hoàn thành các dự án ngay cả từ các địa điểm khác nhau. Nhân viên hiện trường có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu thời gian thực và cập nhật với những người trong văn phòng.

Bên cạnh đó, điện toán đám mây Cloud giúp loại bỏ các tác vụ dư thừa hoặc lặp đi lặp lại như nhập dữ liệu. Doanh nghiệp có thể cải thiện mức độ hiệu quả, tăng năng suất và tiết kiệm chi phí bằng cách cài đặt cloud quản lý dữ liệu.

7. Tăng hiệu quả gấp đôi

Hiệu quả chính là lý do lớn nhất thúc đẩy nhiều doanh nghiệp hướng tới nền tảng điện toán đám mây.

Hệ thống Cloud tích hợp với các nền tảng phần mềm quản lý công việc mang lại hiệu quả vượt trội

Theo một báo cáo gần đây, các ứng dụng đám mây mang lại lợi tức đầu tư gấp 1,7 lần so với các ứng dụng on-premise.
Các công ty tại Mỹ trung bình tiết kiệm 40% chi phí cho các yêu cầu kỹ thuật và 25% chi phí nhân viên.  Theo một báo cáo gần đây, các ứng dụng đám mây mang lại lợi tức đầu tư gấp 1,7 lần so với các ứng dụng on-premise.

Inc

Thực tế, việc triển khai, cài đặt Cloud điện toán đám mây linh hoạt và không cần đầu tư nhiều vào việc nâng cấp hạ tầng cơ sở. 

Bên cạnh đó, công tác bảo trì doanh nghiệp cũng được thực hiện hiệu quả và chính xác hơn rất nhiều. Tình trạng bảo trì khắc phục, bảo trì đột xuất giảm đáng kể hạn chế rủi ro gián đoạn sản xuất, máy móc hư hỏng nặng nề gây tốn kém chi phí sửa chữa lớn, thay mới trong doanh nghiệp.

Năm 2021, nơi có vô vàn cơ hội kinh doanh do sự phát triển của công nghệ 4.0 và sự phục hồi nền kinh tế sau Covid -19. Cài đặt Cloud tích hợp với các phần mềm quản trị doanh nghiệp, phần mềm quản lý bảo trì CMMS, phần mềm bán hàng CRM, phần mềm quản trị nhân sự HRM sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong tương lai.

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ SME, việc sở hữu một phần mềm quản trị tích hợp công nghệ Cloud giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc, an toàn dữ liệu và hiệu quả sản xuất – kinh doanh.

>>> Xem thêm bài viết: Phần mềm quản lý bảo trì SpeedMaint – Tiên phong trên nền tảng Cloud

*Nguồn: Inc

Leo

Recent Posts

Bệnh viện Nhân dân Gia Định: Bước đầu triển khai – vận hành thử nghiệm phần mềm quản lý bảo trì thiết bị

Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…

1 ngày ago

5 Mẹo bảo trì bảo dưỡng thiết bị cho doanh nghiệp hiệu quả

Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…

2 ngày ago

Tầm Quan Trọng Của Phần Mềm Quản Lý Bảo Trì Điện Và Năng Lượng

Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…

2 ngày ago

Chiến Lược Quản Lý Vòng Đời Tài Sản Hiệu Quả

Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…

3 ngày ago

Cách Tính OEE Trong Sản Xuất Và  Áp Dụng Hiệu Quả

Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…

3 ngày ago

Gas South và SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật – An toàn”

Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…

4 ngày ago

This website uses cookies.